Trẻ ở độ tuổi mầm non với đặc điểm tư duy trực quan là chủ yếu, khả năng tập trung chủ yếu của trẻ còn ngắn và chưa bền vững nhưng trẻ lại rất dễ hứng thú với các hình ảnh trực quan minh họa gây ấn tượng, tác động đến mọi giác quan như: hình ảnh, âm thanh, hình ảnh sinh động… Vì thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ kích thích sự tập trung, chú ý, ghi nhớ có chủ định… của trẻ vào bài giảng tạo cho trẻ cơ hội được giao lưu được chủ động hoạt động và sáng tạo, từ đó những kiến thức tiếp cận sẽ được khắc sâu hơn trong trí nhớ của trẻ.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ để nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của trẻ tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. Giáo viên mang đến cho trẻ những kiến thức phong phú, hình ảnh sống động, những video, clip minh họa giúp trẻ phát huy tính tích cực, say sưa và hứng thú trong học tập tránh lối học theo kiểu truyền thống một cách thụ động.
Tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tư liệu phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng.
Tìm ra những phương pháp, những biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục và chăm sóc trẻ trong trường Mầm non.